Nguyên Nhân Da Bị Mụn, Cách Chăm Sóc Da Mụn Hiệu Quả
Mụn là gì?
Mụn là một vấn đề về da phổ biến, các vị trí mụn hình thành thường xuất hiện trên cơ thể như mụn ở trán, mặt, lưng, ngực, cổ, cằm, mông và vai, và có thể có nhiều dạng khác nhau như sưng tấy đỏ, mủ, ngứa và đau. Dựa vào biểu hiện trên da, mụn có thể được phân loại thành nhiều loại khác nhau như: mụn trứng cá thông thường, trứng cá đỏ, mụn ẩn (mụn ẩn trên trán trên mũi,...), mụn bọc (mụn nốt nang), mụn nội tiết, mụn đầu đen, mụn mủ, mụn viêm, mụn thịt, mụn đinh râu, mụn chai, mụn cơm, mụn không nhân, các loại mụn ở mũi, mụn đỏ trên da.
Da mụn có thể xuất hiện ở mọi loại da và mọi lứa tuổi. Dù bạn sở hữu làn da hỗn hợp, da khô hay da dầu thì đều có nguy cơ bị mụn. Da mụn dù không gây ra những vấn đề nghiêm trọng nhưng nếu không biết cách chăm sóc da mụn đúng cách sẽ dễ để lại thâm và sẹo. Điều này khiến bạn mất đi sự tự tin vốn có trong cuộc sống hằng ngày.
Mụn xuất hiện khá phổ biến trên da và khó chăm sóc (Nguồn: khách hàng Dr Cell)
Phân loại các loại mụn trên da
Theo y khoa, mụn được phân thành hai nhóm chính là: Mụn không viêm và mụn viêm. Cụ thể như sau:
Mụn không viêm
Mụn không viêm là một loại mụn phổ biến, thường xuất hiện ở những người có da dầu hoặc hỗn hợp. Đây là loại mụn thuộc cấp độ nhẹ và dễ dàng nhìn thấy trên da. Mụn đầu đen thường sẫm màu và hơi phẳng so với bề mặt da. Mụn không viêm được hình thành do sự tắc nghẽn của lỗ chân lông bởi bã nhờn và tế bào chết, nhưng không có sự tham gia của vi khuẩn gây viêm. Mụn không viêm có hai dạng chính là mụn đầu đen và mụn đầu trắng.
- Mụn đầu đen: Là những nốt mụn có màu đen hoặc nâu, do nhân mụn tiếp xúc với không khí và bị oxy hóa. Mụn đầu đen thường xuất hiện ở những vùng da có nhiều lỗ chân lông như mụn đầu đen ở mũi, trán, cằm. Mụn đầu đen có thể được loại bỏ bằng cách sử dụng các sản phẩm tẩy da chết, hút bã nhờn hoặc nạo mụn.
- Mụn đầu trắng: Là những nốt mụn có màu trắng hoặc vàng, do nhân mụn bị kín trong lỗ chân lông. Mụn đầu trắng thường xuất hiện ở những vùng da có ít lỗ chân lông như má, cổ, ngực. Loại mụn này khó loại bỏ hơn mụn đầu đen, vì nếu ép mụn sẽ dễ gây tổn thương da và để lại sẹo.
Mụn viêm
Mọi nốt mụn xuất hiện với dạng sưng tấy màu đỏ cơ bản đều thuộc loại mụn viêm. Từ mụn viêm, mụn mủ đến những loại nặng hơn như mụn bọc và mụn nang, đều sẽ được phân biệt theo đặc điểm này.
Mụn viêm thường có hình dạng là những nốt sưng đỏ, trong khi mụn mủ là những nốt sưng đỏ có chứa mủ bên trong. Mụn sưng thường có khả năng chuyển biến thành mụn mủ trong quá trình phát triển. Những nốt mụn viêm này thường lớn hơn so với mụn thông thường và khiến bạn cảm nhận như chúng nằm sâu bên trong da.
- Mụn sẩn viêm: Là các nốt mụn li ti có màu đỏ, thường được gọi với cái tên khác là mụn trứng cá. Đây là mụn viêm do vi khuẩn gây ra nên thường có cảm giác đau nhức xung quanh đầu mụn.
- Mụn mủ: Là loại mụn bên trong có chứa chất dịch lỏng có màu vàng hoặc màu trắng. Mụn mủ có hình dáng gần giống với mụn đầu trắng nhưng có kích thước lớn hơn. Loại mụn này có thể gây sẹo hoặc tổn thương da nếu ta tự ý nặn mụn không đúng cách.
- Mụn bọc: Đây là tình trạng mụn trứng cá, khi vi khuẩn trên da gây sưng viêm và thậm chí dẫn đến việc hình thành mủ.
- Mụn nang: Đây là loại mụn ẩn sâu dưới da, có kích thước lớn, chứa mủ và gây đau đớn khi tiếp xúc. Và đây cũng được coi là dạng mụn viêm nặng nhất.
Da mụn được phân thành các loại khác nhau: Mụn viêm và mụn không viêm (Nguồn: khách hàng Dr Cell)
Nguyên nhân gây mụn phổ biến ở da
Có nhiều nguyên nhân gây da mụn, tuy nhiên có 4 nguyên nhân chính khiến da bạn bị nổi mụn, đó là: da tiết dầu nhờn quá nhiều, nang lông bị tắc nghẽn do dầu thừa và tế bào chết, da mụn do nhiễm khuẩn hoặc viêm da, chăm sóc da không đúng cách. Cụ thể như sau:
- Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn P.Acne (Propionibacterium Acnes) được xem là một trong những nguyên nhân chính gây nên các loại mụn trên mặt thông thường. Còn đối với mụn trứng cá đỏ là do vi khuẩn Demodex.
- Thay đổi nội tiết tố: Khi bước vào độ tuổi dậy thì hoặc trung niên, nội tiết tố trong cơ thể thường có nhiều thay đổi về nồng độ khiến cho các tuyến bã nhờn nở rộng ra và tiết ra nhiều dầu thừa hơn. Nhờn tiết ra nhiều cộng với việc chăm sóc da không đúng cách khiến tình trạng da mụn tệ hơn.
- Sử dụng thuốc: Những loại thuốc như Testosterone, Corticosteroid, Lithium….cũng có thể là nguyên nhân gây ra mụn lưng hoặc khiến da mặt đột nhiên nổi nhiều mụn.
- Chế độ ăn: Việc tiêu thụ thực phẩm giàu Carbohydrate (đường, tinh bột) chẳng hạn như bánh ngọt, khoai tây chiên,....có thể làm tình trạng da mụn trở nên trầm trọng.
- Căng thẳng: Da bị căng thẳng có thể không gây ra mụn nhưng sẽ khiến tình trạng da mụn trở nên trầm trọng hơn.
- Chăm sóc da không đúng cách: Khi da không được vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện có những vi khuẩn khiến mụn phát triển mạnh mẽ, khiến hàng rào bảo vệ da suy yếu và gây nên tình trạng da mụn.
- Lạm dụng mỹ phẩm: Mỹ phẩm có khả năng giúp bảo vệ da và cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho da. Tuy nhiên, việc sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da kém chất lượng hoặc không phù hợp với nhu cầu của da trong một thời gian dài có thể khiến da dễ bị kích ứng và sinh ra mụn.
Thay đổi nội tiết tố làm da dễ nổi mụn hơn bình thường (Nguồn: khách hàng Dr Cell)
Quy trình 7 bước chăm sóc da mụn hàng ngày hiệu quả
Điều trị da mụn không chỉ đơn thuần là việc thử nghiệm từng sản phẩm trị mụn. Nó bao gồm việc làm sạch da một cách cẩn thận và áp dụng các bước skincare cho da dầu mụn chuyên biệt theo phương pháp khoa học, an toàn và hiệu quả. Cùng Kiehl’s tìm hiểu 7 bước chăm sóc da mụn hàng ngày chuẩn khoa học dưới đây.
Bước 1: Sử dụng sữa rửa mặt làm sạch cho da mụn
Bất kể bạn thuộc loại da gì, làm sạch da với sữa rửa mặt luôn là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng. Việc sử dụng sữa rửa mặt 2 lần trong ngày có thể giúp loại bỏ các bụi bẩn, tạp chất - vi_VN/nguyen-nhan-gay-mun.html" , style="color:blue;">nguyên nhân gây mụn một cách hiệu quả. Khi lựa chọn sữa rửa mặt cho da mụn, bạn nên ưu tiên các sản phẩm có thành phần lành tính, dịu nhẹ và không chứa Sulfate.
Xem thêm: Sữa Rửa Mặt Cho Da Dầu Mụn Nhạy Cảm
Bước 2: Dùng tẩy tế bào chết
Tẩy tế bào chết có tác dụng gì? Loại bỏ các tế bào chết bám trên da sẽ giúp cải thiện tình trạng da xỉn màu, đồng thời giúp cho các tế bào da mới có thể hấp thụ tốt hơn các hoạt chất dưỡng da trong chu trình skincare hằng ngày. Thực hiện tẩy tế bào chết cho da mụn với tần suất đều đặn và hợp lý mỗi tuần còn giúp thông thoáng và hạn chế bít tắc lỗ chân lông, thúc đẩy quá trình tái tạo da mới cực kỳ hiệu quả.
Khi lựa chọn tẩy tế bào chết cho da mụn, bạn nên cân nhắc các dòng sản phẩm có chứa ít hạt scrub, chiết xuất từ thiên nhiên hoặc các hạt mịn để tránh gây ra những tổn không đáng có cho da mặt.
Bước 3: Dùng toner cân bằng da mụn
Bước tiếp theo của quy trình chăm sóc da mụn đúng chuẩn đó là sử dụng toner. Toner hỗ trợ làm sạch sâu thêm cho các lỗ chân lông cũng như cân bằng độ pH tự nhiên cho da. Các dưỡng chất trong toner cũng giúp loại bỏ hiệu quả dầu thừa, giảm các tình trạng mụn đầu đen và mụn cám, cấp ẩm cho làn da. Bạn nên sử dụng các dòng toner không chứa paraben để phù hợp với sự nhạy cảm của da mụn.
Xem thêm: kem dưỡng da dầu mụn
Dùng toner để cân bằng độ pH cho làn da (Nguồn: Sưu tầm)
Bước 4: Đắp mặt nạ chăm sóc da mụn
Mặt nạ có khả năng cung cấp dưỡng chất dưỡng ẩm, giúp kích thích quá trình tái tạo tế bào da mới và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh từ sâu bên trong. Với da mụn thì bạn nên ưu tiên các sản phẩm mặt nạ chứa đất sét trắng Amazon hoặc các thành phần từ thiên nhiên, chẳng hạn như mật ong, trà xanh hay lô hội,... Lưu ý, không sử dụng mặt nạ chăm sóc da mụn có chứa cồn.
Bước 5: Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da mụn
Kem dưỡng ẩm là bước quan trọng trong chu trình chăm sóc da mụn. Nhiều người cho rằng dưỡng ẩm cho da mụn là không cần thiết vì da mụn thường đã đủ lượng dầu tự nhiên, đủ ẩm trên mặt. Tuy nhiên, thực tế, dù là da mụn hay bất cứ loại da nào thì cũng đều cần được dưỡng ẩm mỗi ngày. Vì vậy, bạn cần thoa kem dưỡng ẩm cho da, đợi khoảng 1 - 2 phút rồi tiếp tục với các bước skincare tiếp theo để nuôi dưỡng làn da rạng ngời từ bên trong.
Dưỡng ẩm cho da mụn là bước quan trọng trong quy trình chăm sóc da (Nguồn: khách hàng Dr Cell)
Bước 6: Dùng kem chống nắng cho da mụn vào ban ngày
Da mụn có nên dùng kem chống nắng? Đây là bước rất cần thiết để bảo vệ da khỏi tác động tiêu cực của tia UV trong ánh nắng mặt trời. Nhất là đối với da mụn, nếu không có sự bảo vệ của kem chống nắng trước ánh nắng thì da càng dễ bị tổn thương hơn.
Kem chống nắng cũng có thể làm hạn chế nguy cơ da lão hóa sớm cũng như ung thư da. Nếu bạn sở hữu làn da mụn thì nên cân nhắc các sản phẩm chứa thành dưỡng ẩm, không chứa gốc dầu và hương liệu để không gây kích ứng cho làn da.
Bước 7: Dùng sản phẩm đặc trị mụn
Dùng sản phẩm đặc trị là cách trị mụn hiệu quả. Một trong những yếu tố quan trọng bạn nên tìm kiếm trong thuốc chấm mụn hoặc tinh chất đặc trị dành cho da mụn là thành phần của nó. Các thành phần đặc trị mụn hiệu quả bao gồm:
- Axit như AHA (Lactic Acid, Axit Citric, ...) và BHA (Salicylic Acid): Đây là những loại acid có tác dụng làm thông thoáng lỗ chân lông, là sự lựa chọn tuyệt vời cho việc điều trị mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Khi dùng AHA hay BHA, bạn cần biết được tình trạng đẩy mụn (Purging) như BHA đẩy mụn để không có cảm giác lo sợ trong quá trình sử dụng.
- Benzoyl Peroxide: Thành phần tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và có hiệu quả đặc biệt trong việc điều trị mụn viêm.
- Retinol: Thành phần chăm sóc da mụn với cơ chế hoạt động loại bỏ tế bào da chết và làm thông thoáng lỗ chân lông trên bề mặt da. Chúng cũng giúp giảm viêm và được sử dụng phổ biến trong nhiều phương pháp điều trị mụn trứng cá.
Dùng sản phẩm đặc trị mụn vào ban đêm sẽ tạo cơ hội cho làn da được trị mụn và mờ sẹo tốt hơn do lúc này, da ít phải tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường bên ngoài như khói bụi, ánh nắng,...Tuy nhiên, bạn nên dùng với liều lượng vừa đủ hoặc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Đừng bôi quá liều vì có thể khiến da bị tổn thương.
Inbox để được tư vấn kỹ hơn nhé
Website: https://myphamdrcell.com/
Hotline/Zalo: 0889 948 222
Shopee: https://vn.shp.ee/WNMJ8xi