Giỏ hàng

Nguyên Nhân Da Bị Mụn, Cách Chăm Sóc Da Mụn Hiệu Quả

Nguyên Nhân Da Bị Mụn, Cách Chăm Sóc Da Mụn Hiệu Quả

Da mụn luôn là nguyên nhân gây ra không ít vấn đề về thẩm mỹ khiến người gặp phải cảm thấy tự ti trong cuộc sống hằng ngày. Không chỉ vậy, da mụn còn có thể để lại những vết thâm, sẹo sau mụn nếu không được điều trị và khắc phục đúng cách. Do đó, thông tin về cách chăm sóc da mụn hiệu quả luôn được nhiều người quan tâm. Qua bài viết hôm nay, Dr cell sẽ chia sẻ cho bạn tất tần tật thông tin về nguyên nhân và quy trình 7 bước chăm sóc da mụn. Cùng khám phá ngay.
 

Mụn là gì?

mụn là gì

Mụn là một vấn đề về da phổ biến, các vị trí mụn hình thành thường xuất hiện trên cơ thể như mụn ở trán, mặt, lưng, ngực, cổ, cằm, mông và vai, và có thể có nhiều dạng khác nhau như sưng tấy đỏ, mủ, ngứa và đau. Dựa vào biểu hiện trên da, mụn có thể được phân loại thành nhiều loại khác nhau như: mụn trứng cá thông thường, trứng cá đỏ, mụn ẩn (mụn ẩn trên trán trên mũi,...), mụn bọc (mụn nốt nang), mụn nội tiết, mụn đầu đen, mụn mủ, mụn viêm, mụn thịt, mụn đinh râu, mụn chai, mụn cơm, mụn không nhân, các loại mụn ở mũi, mụn đỏ trên da.

 

Da mụn có thể xuất hiện ở mọi loại da và mọi lứa tuổi. Dù bạn sở hữu làn da hỗn hợp, da khô hay da dầu thì đều có nguy cơ bị mụn. Da mụn dù không gây ra những vấn đề nghiêm trọng nhưng nếu không biết cách chăm sóc da mụn đúng cách sẽ dễ để lại thâm và sẹo. Điều này khiến bạn mất đi sự tự tin vốn có trong cuộc sống hằng ngày.

 

Phân loại các loại mụn trên da

Theo y khoa, mụn được phân thành hai nhóm chính là: Mụn không viêm và mụn viêm. Cụ thể như sau:

 

Mụn không viêm

Mụn không viêm là một loại mụn phổ biến, thường xuất hiện ở những người có da dầu hoặc hỗn hợp. Đây là loại mụn thuộc cấp độ nhẹ và dễ dàng nhìn thấy trên da. Mụn đầu đen thường sẫm màu và hơi phẳng so với bề mặt da. Mụn không viêm được hình thành do sự tắc nghẽn của lỗ chân lông bởi bã nhờn và tế bào chết, nhưng không có sự tham gia của vi khuẩn gây viêm. Mụn không viêm có hai dạng chính là mụn đầu đen và mụn đầu trắng.

 

Mụn đầu đen: Là những nốt mụn có màu đen hoặc nâu, do nhân mụn tiếp xúc với không khí và bị oxy hóa. Mụn đầu đen thường xuất hiện ở những vùng da có nhiều lỗ chân lông như mụn đầu đen ở mũi, trán, cằm. Mụn đầu đen có thể được loại bỏ bằng cách sử dụng các sản phẩm tẩy da chết, hút bã nhờn hoặc nạo mụn.

Mụn đầu trắng: Là những nốt mụn có màu trắng hoặc vàng, do nhân mụn bị kín trong lỗ chân lông. Mụn đầu trắng thường xuất hiện ở những vùng da có ít lỗ chân lông như má, cổ, ngực. Loại mụn này khó loại bỏ hơn mụn đầu đen, vì nếu ép mụn sẽ dễ gây tổn thương da và để lại sẹo.

Mụn viêm

Mọi nốt mụn xuất hiện với dạng sưng tấy màu đỏ cơ bản đều thuộc loại mụn viêm. Từ mụn viêm, mụn mủ đến những loại nặng hơn như mụn bọc và mụn nang, đều sẽ được phân biệt theo đặc điểm này.

 

Mụn viêm thường có hình dạng là những nốt sưng đỏ, trong khi mụn mủ là những nốt sưng đỏ có chứa mủ bên trong. Mụn sưng thường có khả năng chuyển biến thành mụn mủ trong quá trình phát triển. Những nốt mụn viêm này thường lớn hơn so với mụn thông thường và khiến bạn cảm nhận như chúng nằm sâu bên trong da.

 

Mụn sẩn viêm: Là các nốt mụn li ti có màu đỏ, thường được gọi với cái tên khác là mụn trứng cá. Đây là mụn viêm do vi khuẩn gây ra nên thường có cảm giác đau nhức xung quanh đầu mụn.

Mụn mủ: Là loại mụn bên trong có chứa chất dịch lỏng có màu vàng hoặc màu trắng. Mụn mủ có hình dáng gần giống với mụn đầu trắng nhưng có kích thước lớn hơn. Loại mụn này có thể gây sẹo hoặc tổn thương da nếu ta tự ý nặn mụn không đúng cách.

Mụn bọc: Đây là tình trạng mụn trứng cá, khi vi khuẩn trên da gây sưng viêm và thậm chí dẫn đến việc hình thành mủ.

Mụn nang: Đây là loại mụn ẩn sâu dưới da, có kích thước lớn, chứa mủ và gây đau đớn khi tiếp xúc. Và đây cũng được coi là dạng mụn viêm nặng nhất.

 

 

Phân biệt các loại da mụn thường gặp

Da mụn được phân thành các loại khác nhau: Mụn viêm và mụn không viêm (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên nhân gây mụn phổ biến ở da

Có nhiều nguyên nhân gây da mụn, tuy nhiên có 4 nguyên nhân chính khiến da bạn bị nổi mụn, đó là: da tiết dầu nhờn quá nhiều, nang lông bị tắc nghẽn do dầu thừa và tế bào chết, da mụn do nhiễm khuẩn hoặc viêm da, chăm sóc da không đúng cách. Cụ thể như sau:

 

Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn P.Acne (Propionibacterium Acnes) được xem là một trong những nguyên nhân chính gây nên các loại mụn trên mặt thông thường. Còn đối với mụn trứng cá đỏ là do vi khuẩn Demodex.

Thay đổi nội tiết tố: Khi bước vào độ tuổi dậy thì hoặc trung niên, nội tiết tố trong cơ thể thường có nhiều thay đổi về nồng độ khiến cho các tuyến bã nhờn nở rộng ra và tiết ra nhiều dầu thừa hơn. Nhờn tiết ra nhiều cộng với việc chăm sóc da không đúng cách khiến tình trạng da mụn tệ hơn.

Sử dụng thuốc: Những loại thuốc như Testosterone, Corticosteroid, Lithium….cũng có thể là nguyên nhân gây ra mụn lưng hoặc khiến da mặt đột nhiên nổi nhiều mụn.

Chế độ ăn: Việc tiêu thụ thực phẩm giàu Carbohydrate (đường, tinh bột) chẳng hạn như bánh ngọt, khoai tây chiên,....có thể làm tình trạng da mụn trở nên trầm trọng.

Căng thẳng: Da bị căng thẳng có thể không gây ra mụn nhưng sẽ khiến tình trạng da mụn trở nên trầm trọng hơn.

Chăm sóc da không đúng cách: Khi da không được vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện có những vi khuẩn khiến mụn phát triển mạnh mẽ, khiến hàng rào bảo vệ da suy yếu và gây nên tình trạng da mụn.

Lạm dụng mỹ phẩm: Mỹ phẩm có khả năng giúp bảo vệ da và cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho da. Tuy nhiên, việc sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da kém chất lượng hoặc không phù hợp với nhu cầu của da trong một thời gian dài có thể khiến da dễ bị kích ứng và sinh ra mụn.