Độc tố gây hại như thế nào cho da mặt và cách loại bỏ độc tố
Trên da mặt con người có rất nhiều độc tố, chúng được phân loại chính thành 3 loại đó là kim loại nặng, hóa chất độc hại và vi khuẩn. Hầu hết con người chỉ biết rằng trên da có độc tố nhưng không biết hết tác hại của chúng. Sau đây để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn Dr Cell xin chia sẻ với các bạn tác hại của độc tố và cách loai bỏ chúng.
Độc tố gây hại như thế nào cho da mặt và cách loại bỏ độc tố
Độc tố gây hại như thế nào cho da mặt
Như đã nói ở trên, độc tố gồm 3 loại chính đó là kim loại nặng, hóa chất độc hại và vi khuẩn. Những loại độc tố này thường nằm sâu bên trong da và rất khó lấy chúng ra. Các loại độc tố này sẽ ăn mòn làn da, khiến làn da dễ bị mắc các loại bệnh. Sau đây là tác hại của độc tố gây ra
– Làm mài mòn da, da dễ bị tác nhân xấu bên ngoài như ánh nắng mặt trời,vi khuẩn xâm nhập làm da xạm, xỉn màu, gây bệnh cho da.
– Nám, tàn nhang và đồi mồi
– Mụn trứng cá, mụn bọc, mụn ẩn, mụn đầu đen, lỗ chân lông to…
– Da ngày càng bị lão hóa, chảy xệ và nhăn nheo xấu xí
– Da sần sùi, thô ráp, không bằng phẳng
– Nếu bị nhiễm quá nhiều độc tố còn có thể gây ung thư da.
Nhận biết làn da cần thải độc?
Da chỉ thực sự khỏe khi không có độc tố. Nếu tồn tại tình trạng tích tụ độc tố, da sẽ có những biểu hiện sau:
Da trở nên mỏng đi, dễ nhạy cảm, dễ bị kích ứng và viêm đỏ trước các yếu tố tác động từ bên ngoài
Da bị sạm màu, xỉn màu.
Da có nhiều đốm đen xuất hiện, như nám, tàn nhang, đồi mồi.
Da sần sùi, khô ráp, không trơn láng.
Da có nhiều nếp nhăn, tập trung nhiều ở vùng mắt, miệng, trán
Da có nhiều mụn mủ, mụn bọc, mụn cám.
Cách loại bỏ độc tố cho da
Độc tố gây rất nhiều bất lợi cho da, khiến khuôn mặt chúng ta ngày càng xấu xí đi. Loại bỏ độc tố là điều cần thiết để bảo vệ làn da luôn khỏe mạnh và tươi đẹp.
Mặc dù có rất nhiều cách để loại bỏ độc tố nhưng không phải cách nào cũng hiệu quả. Độc tố không chỉ nằm ở bề mặt da mà còn nằm sâu trong da nên rất khó lấy được. Để loại bỏ độc tố phải sử dụng áp dụng cách thức có thể tiêu diệt được cả độc tố bên ngoài và sâu bên trong.
Top 5 cách thải độc da được phái nữ tin dùng hiện nay
Dưới đây là 5 phương pháp thải độc da cực kỳ đơn giản mà nhiều người đã áp dụng tại nhà:
Xông hơi mặt
- Đây là liệu pháp dùng hơi nóng từ nước để kích thích làn da đào thải cặn bã, chất độc ra ngoài bằng cách toát mồ hôi qua lỗ chân lông.
- Tác dụng: Thông thoáng lỗ chân lông, loại bỏ mụn đầu đen, các mao mạch dưới da luân chuyển nhanh chóng và đều đặn, giúp da thêm khỏe mạnh. Tuy nhiên hiệu quả đến chậm, đòi hỏi người dùng phải kiên trì thực hiện đều đặn 1 - 2 lần/tuần, thời gian xông tùy từng loại da, dao động từ 10 - 15 phút. Mặt khác, nhiều người lạm dụng xông hơi quá lâu hoặc nhiều lần, dẫn đến da mất nước, càng sần sùi và bong tróc.
- Độ an toàn: Trước khi xông hơi, da mặt phải được rửa sạch, nếu không da sẽ càng bịt kín lỗ chân lông. Nhiệt độ nước trung bình chỉ từ 35 - 45 độ, nếu nước quá nóng có thể gây sốc nhiệt, làm bỏng mặt. Nguyên liệu xông hơi mặt phải là nguyên liệu sạch, nếu chúng chứa hóa chất hoặc thuốc bảo vệ thực vật sẽ tạo nên những chất độc hại, người dùng hít vào không tốt cho sức khỏe.
Đắp mặt nạ
- Đắp các loại mặt nạ thải độc lên mặt trong khoảng 15 phút/lần, nhằm đưa các tinh chất thấm sâu vào da với mục đích làm sâu và thải độc da. Mặt nạ chuyên thải độc cho da thường chứa các thành phần than tre, đất sét, bùn khoáng, hỗn hợp trái cây có tính acid.
- Tác dụng: Mặt nạ giúp làm sạch lớp sừng trên bề mặt da, giúp lỗ chân lông thông thoáng. Tuy nhiên, phương pháp này cho hiệu quả chậm, đòi hỏi người dùng phải thực hiện đều đặn 2 lần/tuần.
- Độ an toàn: Không phải loại mặt nạ nào cũng phù hợp với mọi làn da, lựa chọn mặt nạ không phù hợp sẽ gây kích ứng, mẩn đỏ, dị ứng da. Sử dụng mặt nạ khi da mặt đang bị dị ứng hoặc nổi mụn sẽ tạo điều kiện vi khuẩn hoạt động nhiều, khiến tình trạng da trở nên trầm trọng hơn. Chưa kể mặt nạ cần được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phù hợp, nếu không, chúng sẽ bị biến chất, giảm chất lượng.
Tẩy tế bào chết
- Đây là phương pháp loại bỏ lớp sừng khô sần, thúc đẩy quá trình tái tạo da bằng các sản phẩm có chứa thành phần tự nhiên (sữa tươi, muối biển, mật ong…), hoặc thành phần hóa học (như acid glycolic, acid salicylic...).
- Tác dụng: Tẩy tế bào chết giúp da mềm mịn, tươi sáng trong thời gian đầu. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa đủ để đào thải mọi độc tố.
- Độ an toàn: Nếu áp dụng không đúng cách, da dễ bị tổn thương, rát, đỏ... Tẩy tế bào chết không thực sự phù hợp với làn da nhạy cảm, vì dễ gây kích ứng, ngứa rát, nổi mẩn đỏ.
Siêu âm thải độc da/hút độc chì
- Hút chì thải độc với tác dụng hút sạch chì có sâu trong da hiện đang là “chiêu trò” quảng cáo của nhiều cơ sở thẩm mỹ. Bởi chì là một kim loại nặng, nếu dính trên da, có khả năng thấm qua da và đi thẳng vào máu, muốn loại bỏ chì thực sự rất khó và phức tạp, phải dùng đến các thiết bị y tế chuyên dụng để lọc máu.
- Cho đến nay, phương pháp này chưa được kiểm định cơ sở khoa học, có thể gây nguy hiểm cho da bất cứ lúc nào.
Dùng nước/thực phẩm detox
- Sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên giàu vitamin C (dứa, cam, chanh, bưởi, táo, dâu tây, dưa chuột…) hoặc các loại rau để chế biến nước detox, sử dụng trong ngày.
- Tác dụng: Bổ sung vitamin và khoáng chất tốt cho da, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
- Độ an toàn: Áp dụng cách detox cực đoan, nhịn ăn uống dẫn đến đau dạ dày, nhiễm trùng ruột, tiêu chảy, mất cân bằng điện giải, gây ra các vấn đề về thận và tim.
Các chuyên gia nhận định, tất cả phương pháp trên cần được áp dụng đúng cách, phù hợp với từng loại da và kiên trì thực hiện đều đặn mới có hiệu quả.