Tìm hiểu nguyên nhân gây ra mụn trứng cá
Mụn trứng cá là một loại bệnh của nang lông ở mặt, ngực và lưng thường gặp ở thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì. Sự hiện diện của mụn trứng cá gây mặc cảm hay di chứng của chúng có thể gây lo lắng cho người bệnh. Vì vậy cùng Dr Cell tìm hiểu nguyên nhân gây ra mụn trứng cá nhé.
Tìm hiểu nguyên nhân gây ra mụn trứng cá
1. Nguyên nhân hình thành mụn trứng cá?
Sự gia tăng hormone ở giai đoạn dậy thì
Ở giai đoạn này, Testosterone sản sinh nhiều kích thích các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, dễ làm tắc lỗ chân lông tạo điều kiện hình thành mụn.
Di truyền
Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng nếu bố mẹ bị bệnh trứng cá thì con cái có khả năng còn bị nặng hơn.
Mụn trứng cá ở phụ nữ
Một số phụ nữ thường có mụn trứng cá trước khi bắt đầu mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Một số lại có khi mang thai (đặc biệt là 3 tháng đầu).
Vệ sinh chưa kĩ
Nhiều người thường có thói quen đưa tay chạm lên mặt mà không biết tay rất nhiều vi sinh vật; chính thói quen này dẫn đến tình trạng bít, tắc lỗ chân lông dễ hình thành mụn trứng cá hoặc viêm nhiễm những nốt mụn đang có làm cho tình trạng mụn nặng hơn.
Hay bụi bẩn bám trên bề mặt da khi chúng ta đi ngoài về và quên tẩy trang và vệ sinh.
Một số yếu tố khác
Ngoài các nguyên nhân nêu ở trên còn một số yếu tố khác cũng gây ra tình trạng mụn trứng cá như: stress, thức khuya, chế độ ăn uống không lành mạnh, hút thuốc lá, mỹ phẩm tồn dư trên da, mặc đồ bó, một số thành phần có trong các loại thuốc mà chúng ta đang sử dụng.
2. Cách điều trị mụn trứng cá đúng cách
Đi khám và xác định được nguyên nhân hình thành mụn trứng cá là cách tốt để tìm ra cách điều trị hiệu quả cho từng người.
Tình trạng nhẹ
Ở mức độ này, có thể điều trị mụn trứng cá bằng các loại thuốc chứa các hoạt chất sau (lưu ý phải theo đơn, ý kiến của bác sĩ): Resorcinol, Benzoyl peroxide, Salicylic Acid, Retin – A, Acid Azelaic…
Tùy từng loại hoạt chất mà có các công dụng tương ứng nhưng nhìn chung các hoạt chất trên đều có công dụng làm giảm tình trạng mụn, ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây viêm nhiễm, tái tạo lại làn da.
Không được tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ dễ làm lờn, kháng thuốc, khó khăn cho việc điều trị sau này.
Tình trạng trung bình đến nặng
Sử dụng các loại thuốc trị mụn nặng hơn, hoặc kháng sinh theo kê đơn của bác sĩ.
Thuốc kháng sinh
Kháng sinh dạng uống làm giảm sự phát triển của vi khuẩn P.Acnes (loại vi khuẩn kí sinh trên da gây mụn). Tuy nhiên, cần lưu ý liều lượng khi sử dụng nếu không P.Acnes có thể trở thành chủng kháng thuốc và đòi hỏi loại kháng sinh mạnh hơn.
Vì thế mà điều trị mụn trứng cá bằng kháng sinh thường là kháng sinh thoa hơn là kháng sinh đường uống.
Một số loại kháng sinh thường được sử dụng là Erythromycin và tetracycline.
Thuốc tránh thai hằng ngày
Thuốc tránh thai hằng ngày ngoài công dụng tránh thai điều hòa kinh nguyệt còn là một cách trị mụn trứng cá tương đối phổ biến của chị em phụ nữ. Bằng cách ức chế nồng độ Testosterone trong cơ thể, ngăn tuyến dầu hoạt động quá mức mà thuốc tránh thai hằng ngày ngăn cản sự hình thành mụn trứng cá.
Đây là phương pháp khắc phục và phòng ngừa mụn trứng cá lâu dài, tuy nhiên, bạn cũng cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và cân nhắc về các tác dụng phụ mà nó mang lại như: tăng cân, khô mắt, thay đổi tâm trạng…
Thuốc chống nhiễm trùng
Mục đích cũng tương tự như thuốc kháng sinh: làm giảm sự phát triển của vi khuẩn P.Acnes, phổ biến nhất là các loại clindamycin, natri sulfacetamide. Ngoài ra, còn có retinoid cục bộ.
Retinoids là một dẫn xuất của vitamin A với mục đích làm thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa sự hình thành của mụn đầu trắng và mụn đầu đen. Một số retinoids cục bộ thường được sử dụng là adapalene, tazarotene, và tretinoin…
Isotretinoin
Khi mà các phương pháp điều trị khác đều không đáp ứng được thì isotretinoin là phương án cuối cùng. Đây là một loại retinoid mạnh đường uống, thường được sử dụng như một cách trị mụn trứng cá nặng. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy như:
Da khô.
Chảy máu cam.
Tâm trạng thay đổi bất thường.
Ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi trong thời kỳ mang thai.
Những lưu ý khi điều trị mụn trứng cá tại nhà
Vệ sinh tay thường xuyên, hạn chế chạm tay lên mặt và các vùng da đang bị mụn kết hợp tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần.
Đeo khẩu trang, che chắn khi ra ngoài ngăn bụi bẩn bám lên bề mặt da khi ra ngoài.
Tẩy trang, rửa mặt thật sạch khi về nhà; hạn chế sử dụng mỹ phẩm gây tắc lỗ chân lông. Lỗ chân lông thông thoáng chính là bí quyết để hạn chế sự hình thành mụn trứng cá.
Bổ sung Kẽm (Zn), Vitamin, các khoáng chất hay sử dụng các loại mặt nạ tự nhiên như khổ qua, trà xanh, cám gạo…
Bên cạnh đó chế độ ăn uống khoa học, tránh căng thẳng, stress, hạn chế thức khuya và sử dụng các chất kích thích cũng góp phần điều trị mụn trứng cá.
Hy vọng với những chia sẽ ở trên đây một phần nào đó giúp cho quý đọc giả tham khảo để ngăn ngừa và điều trị mụn trứng cá một cách hiệu quả nhất để mụn trứng cá không còn là nỗi ám ảnh của biết bao người!
Xem thêm sản phẩm trị mụn: Tinh chất Sâm đất Saffron